NHÌN TRƯỚC HAY NGHĨ TRƯỚC?

Một hoạt động làm rõ tư duy mà Dương hay sử dụng ở trên lớp đó chính là hoạt động Nhìn - Nghĩ - Đặt câu hỏi với một bức tranh hoặc một video. Hoạt động này tốt cho việc thúc đẩy kĩ năng tư duy hình ảnh của học sinh, đồng thời giúp học sinh có thể đưa ra các suy luận từ việc nhìn đó. So sánh với nấu ăn thì các chi tiết nhìn được là các nguyên liệu mình có và các suy luận, suy nghĩ về tranh/video chính là các món được chế biến dựa từ nguyên liệu đó.

Tuy nhiên, thường là Dương sẽ mất nhiều công sức để giúp học sinh nhìn được nhiều chi tiết và đưa ra được nhiều ý tưởng sáng tạo. Nói cách khác, học sinh hay chỉ để ý một vài nguyên liệu và nghĩ ra được đôi ba món thôi. Hoặc trường hợp nữa là học sinh sẽ bị nhầm lẫn giữa việc nhìn và nghĩ, tức là ví dụ thay vì con nhìn mấy bạn trẻ con đang chạy, mặt đang cười, vv thì học sinh sẽ nói là con nhìn thấy mấy bạn học sinh và họ vui ^^. (Lúc này cần hỏi để học sinh đưa ra được các chi tiết ví dụ tại sao lại là học sinh, tại sao lại vui, vv)

Vậy thì nguyên nhân là gì?

Như đã biết, con người nhận thức và cảm nhận về thế giới qua các giác quan. Có lẽ chúng ta cho rằng mình sẽ nhìn trước rồi mới hình thành các suy nghĩ về một vật, sự việc. Đúng là lý tưởng là vậy. Tuy nhiên cơ chế vận hành của não bộ lại không thể là một tờ giấy trắng mỗi khi tiếp xúc với một cái gì mới. Thực tế, qua nhiều năm tháng chúng ta sẽ hình thành hệ thống tư tưởng và nhận thức về thế giới cho bản thân mình. Điều này vừa có điểm tốt và lại cũng vừa có điểm mù.

Tác giả Daniel Gilbert có nói như thế này trong sách Stumbling on Happiness: "To ensure that our views are credible, our brain accepts what our eye sees. To ensure that our views are positive, our eye looks for what our brain wants."

Nên nhiều khi những gì chúng ta thấy là do não bộ đã hình thành sẵn suy nghĩ và từ đó chọn lọc luôn những gì chúng ta nhìn.

Không biết mọi người thấy sao nhưng Dương thì thấy rất thú vị ^^ và mong muốn chia sẻ để bản thân mọi người có thể nhận thức được.

Chúc mọi người tuần mới có nhiều niềm vui!

- Dương -

Previous
Previous

TRUYỀN THẾ NÀO THÌ ĐẠT?

Next
Next

LỰA CHỌN HÌNH ẢNH TRONG GIẢNG DẠY